Laptop thường gặp những lỗi gì vào mùa mưa?


Bảo quản laptop mùa mưa như thế nào mới là khôn ngoan? Trước khi tìm hiểu vấn đề này bạn có thể nhận biết những "bệnh" thường gặp ở laptop vào giai đoạn thời tiết ẩm ướt thông qua các thông tin sau. 

Tình trạng chập mạch, đoản mạch do độ ẩm
Hiện tượng độ ẩm tăng cao không chỉ tạo điều kiện cho nấm mốc hình thành trên sàn nhà, mặt đường, làm ảnh hưởng đến đi lại mà hàm lượng độ ẩm trong không khí còn nhanh chóng xâm nhập sâu vào trong các linh kiện laptop, máy tính bàn. Lúc đó, chúng sẽ đọng thành nước gây ảnh hưởng đến khe tản nhiệt khiến laptop dễ bị chập cháy do đoản mạch.

Laptop bị liệt bàn phím, chập phím do dính nước
Laptop luôn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giới học sinh, sinh viên lẫn nhẫn viên văn phòng hằng ngày nên chẳng ai mong muốn "người bạn thân" này gặp mưa. Khi laptop dính nước, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng liệt, chập bàn phím.

Nghiêm trọng nhất là nước mưa sẽ lọt qua các kẽ bàn phím, phá hỏng các vi mạch điện tử, có nguy cơ gây cháy nổ các ổ tụ bên trong.

Dây mạng LAN dính nước làm chập IC, card mạng
Nếu vô tình dùng dây mạng LAN dinh nước, nước mưa sẽ xâm nhập sâu vào laptop gây chập cháy, hỏng hóc card mạng. Đặc biệt, vào lúc trời có sấm sét, việc cắm mạng LAN là nguyên nhân gián tiếp để sấm sét truyền theo đường dây vào máy tính, làm chập IC, card mạng.

>> Xem thêm : sửa máy tính bắc ninh


Giá của một chiếc laptop tích hợp nhiều tính năng thường dao động từ vài triệu đến chục triệu động, thật đáng tiếc nếu chẳng may bạn để máy bị vào nước. Vì vậy đừng ngần ngại "bỏ túi" các mẹp bảo quản laptop dưới đây.

Đặt laptop xa nơi dễ gặp nước
Cửa sổ là một vị trí lý tưởng để bạn bố trí bàn làm việc cạnh bên, vừa đón được ánh sáng tự nhiên lại tạo cảm giác thư giãn mỗi khi bạn ngắm nhìn không gian xung quanh. Tuy nhiên, vào mùa mưa bạn không nên đặt laptop trên bàn tại vị trí này, Khi mưa lớn, nước tạt qua cửa sổ và len lỏi vào máy, gây hư hỏng.

Ngoài cửa sổ, bạn cũng nên tránh đặt laptop dưới nền nhà vào mùa mưa. Trong điều kiện độ ẩm gia tăng, sàn nhà sẽ là nơi tụ nước đầu tiên. Tình trạng sàn nhà ẩm mốc có thể làm ảnh hưởng đến cách linh kiện bên trong máy.

Không để đồ ăn, nước uống cạnh laptop
Nhiều người có xu hướng vừa ăn uống vừa xem phim trên laptop, tuy nhiên, điều này không được xem là một thói quen tốt và cần loại bỏ. Bởi nếu bạn lỡ làm đổ nước hay rơi rớt thức ăn vào bàn phím, linh kiện bên trong có thể bị ảnh hưởng. Bàn phím cũng dễ bị chập, liệt, thậm chí vụn thức ăn có thể trở thành mồi nhử cho kiến làm tổ phía trong laptop.

Rút sạc khi không còn hoạt động trên laptop
Bên cạnh nước, độ ẩm cao, lỗi chập cháy nguồn điện còn do sấm sét gây ra. Vì vậy, nếu không còn nhu cầu sử dụng laptop sau thời gian làm việc, bạn nên rút sạc ra. Trường hợp nguồn điện không ổn định, mất điện bất chợt cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến thiết bị điện tử khác ngoài laptop.

Tắt máy khi không sử dụng và trong quá trình mang laptop ra ngoài
Bạn có thể để laptop trong tình trạng ngủ mà chẳng cần tắt máy khi không còn sử dụng nữa. Thế nhưng, bạn không nên duy trì chế độ này qua đêm nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến dung lượng pin cũng như không tốt cho máy về lâu dài.

Đặc biệt, trong quá trình bạn mang laptop ra ngoài, việc không tắt máy hẳn rất dễ gây sốc lúc di chuyển, làm ổ cứng hư hỏng.

Không sử dụng mạng LAN trong khi trời có sấm sét
Tương tự như cắm sạc, việc cắm mạng dây lúc sấm sét xuất hiện là hành động vô cùng sai lầm, bởi sấm sét có thể được truyền theo dây mạng, làm chập IC, card mạng laptop. Hiện tượng này có thể diễn ra kể cả khi bạn không mở máy lên sử dụng. Hóc card mạnh cũng sẽ bị chập cháy nếu nước chảy qua dây mạng và tiến sâu vào máy.

Bảo quản laptop trong túi đựng có khả năng chống thấm nước
Trường hợp bạn bắt buộc phải di chuyển laptop ra ngoài vào trời mưa, việc bảo quản laptop trong túi bóng kín hay balo chống thấm nước sẽ tránh làm ảnh hưởng đến mainboard lẫn bàn phím. Cho dù trời không đổ mưa, bạn cũng nên trang bị đầy đủ vật dụng để phòng những cơn mưa đột ngột xuất hiện giữa đường.

 

Đem laptop đến nơi sửa chữa uy tín khi mới vừa bị dính nước
Khi mới vừa dính nước mưa, nếu laptop bạn ở dạng pin rời thì nên rút ra ngay lập tức và mau chóng đém tới bất kỳ trung tâm sửa chữa uy tín để sấy khô, làm sạch các thiết bị bên trong. Không nên tự ý dùng máy sấy tóc làm khô laptop tại nhà, hành động này có thể dẫn đến hiện tượng oxy hóa ở các linh kiện trong laptop.

Trang bị kỹ năng tự xử lý laptop dính nước
Để tránh bị lúng túng khi laptop bị vào nước mùa mưa, bạn nên tự trau dồi trước một số kiến thức bảo vệ máy nếu muốn giảm thiểu các rủi ro nghiêm trọng khi sự cố diễn ra. Bạn hãy tháo sạc bằng tay khô, tháo pin khi laptop thuộc dạng pin rời.

Lần lượt tháo các bộ phận gắn rời như chuột, USB, các dây cáp khác rồi lau khô bên ngoài bề mặt laptop. Đồng thời bạn nên mở máy hết cỡ, đặt úp máy lên bàn phẳng để màn hình và bàn phím hướng xuống tạo hình chóp nhọn. Cách này sẽ ngăn nước tồn đọng bên trong laptop.

Sau khi thực hiện những thao tác khắc phục tạm thời, bạn có thể mang máy đến hãng để bảo hành. Nếu đã hết thời hạn bảo hành thì bạn hãy tìm đến những cửa hàng sửa chữa uy tín để sấy khô và vệ sinh máy đúng cách.

Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc nếu nắm rõ một số kinh nghiệm bảo quản laptop mùa mưa vừa nêu. Trung tâm sửa laptop bắc ninh CKV tự hào là một trong những nơi sở hữu dịch vụ sửa chữa laptop, điện thoại,... đáng tin cậy với mức giá phải chăng để bạn lựa chọn liên hệ.